NỘI THẤT PHÒNG KHÁCH
Bàn ghế phòng khách
Tủ - Kệ Tivi
Cầu Thang
Cửa chính, cửa sổ
NỘI THẤT PHÒNG NGỦ
Giường ngủ
Bàn trang điểm
Tủ quần áo
Bàn đầu giường
Phản gỗ
Đèn gỗ Trang trí
NỘI THẤT PHÒNG ĂN
Bàn ghế phòng ăn
Tủ Bếp
Tủ Rượu
NỘI THẤT VĂN PHÒNG
Bàn làm việc
Ghế làm việc
Tủ làm việc
NỘI THẤT PHÒNG THỜ
Bàn Thờ, Tủ Thờ
Đồ thờ trang trí
NỘI THẤT TRANG TRÍ
Sàn nhà gỗ
Tranh gỗ
Lộc bình
Tượng gỗ
Đồng hồ
Trần nhà
Ri ốp tường
Tủ giày dép
Vách ngăn CNC
Hôm nay: 235 | Tất cả: 274,832
 
TIN TỨC
CCN Thái Yên Hướng đi mới cho sự phát triển làng nghề bền vững
Tin đăng ngày: 13/12/2020 - Xem: 1259
 

Thái Yên nổi tiếng với nghề mộc truyền thống có từ bao đời. Trải qua năm tháng, làng nghề Thái Yên dần thay da đổi thịt, từng bước đi lên, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế địa phương. Những sản phẩm đồ mộc Thái Yên được nhiều khách hàng ưa chuộng, thương hiệu Mộc Thái Yên ngày càng được mở rộng, ít nhiều đã khẳng định được vị thế trên thị trường Việt Nam.

CCN Thái Yên Hướng đi mới cho sự phát triển làng nghề bền vững

Thái Yên nổi tiếng với nghề mộc

Tuy nhiên, nếu xét một cách khách quan, cho đến nay, sự phát triển làng nghề vẫn chưa xứng với tiềm năng phát triển và thiếu tính bền vững. Thương hiệu đồ mộc Thái Yên đang có chiều hướng đi xuống, chưa cạnh tranh được với một số thương hiệu lớn trong nước. Đặc biệt tại đây vấn nạn ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Vậy, vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững làng nghề Thái Yên là gì? UBND tỉnh và Thái Yên cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính bền vững trong phát triển của làng nghề?

CỤM CÔNG NGHIỆP THÁI YÊN (PHẦN MỞ RỘNG) – HƯỚNG ĐI MỚI CHO SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BỀN VỮNG.
Dự án “Đầu tư khai thác hạ tầng CCN Thái Yên (phần mở rộng) gắn với phát triển làng nghề truyền thống và du lịch” là một mô hình điểm về xã hội hóa đầu tư cụm công nghiệp gắn với phát triển làng nghề truyền thống và du lịch tại địa phương. Dự án nhằm mục đích phát triển, mở rộng, nâng cao chất lượng làng nghề truyền thống theo hướng công nghiệp hóa và gắn kết phát triển làng nghề với du lịch, trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn lực doanh nghiệp và xây dựng mô hình “Doanh nghiệp liên kết với làng nghề”.

Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Thái Yên phần mở rộng

Phát triển cụm công nghiệp gắn với phát triển làng nghề truyền thống và du lịch (Ảnh minh họa)

Như vậy, 3 nhân tố nổi bật cấu thành nên Dự án và cũng là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của làng nghề Thái Yên đó là: "cụm công nghiệp", "làng nghề", "du lịch". Để làng nghề phát triển bền vững các nhân tố cần được gắn kết chặt chẽ và để thực hiện hiệu quả việc gắn kết cần huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Đây được cho là là một hướng đi mới phù hợp và cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng là trở ngại lớn nhất của sự phát triển làng mộc Thái Yên bao gồm nguồn vốn, hạ tầng, công nghệ, mẫu mã, giá cả, môi trường.

 

Rõ ràng, việc huy động nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp giúp giảm được gánh nặng ngân sách và trách nhiệm của nhà nước trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thu hút các dự án đầu tư vào trong CCN, tiến độ xây dựng và chất lượng các hạng mục công trình hạ tầng cũng đảm bảo hơn, việc điều hành và quản lý hoạt động linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ dân sản xuất kinh doanh

Theo ghi nhận của chúng tôi, CCN Thái Yên sẽ cung cấp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại cho hơn 200 doanh nghiệp và hộ dân tiến hành sản xuất kinh doanh, đồng thời kéo theo sự phát triển các dịch vụ đi kèm, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, thu hút con em xa quê trở về làm việc, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ.

Bênh cạnh đó, đầu tư mở rộng CCN còn là giải pháp tối ưu để giải quyết “bài toán” ô nhiễm môi trường của Thái Yên hiện nay. Với việc quy hoạch khu vực phun sơn, ngâm tẩm hóa chất, đầu tư hệ thông xử lý nước thải với công nghệ tiên tiến, và kêu gọi các hộ sản xuất di dời vào CCN, đảm bảo việc sản xuất không ảnh hưởng đến môi trường, một trong những tiêu chí quan trọng cho sự phát triển bền vững làng nghề.

Đồng thời, mô hình "doanh nghiệp liên kết với làng nghề" còn hứa hẹn tạo bước đột phá trong sản xuất – kinh doanh, lấy "đầu tàu" là các doanh nghiệp lớn, hợp tác xã hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và hộ dân trong mô hình sản xuất kinh doanh, xóa bỏ lối mòn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, áp dụng công nghệ tiến tiến và sản xuất theo cơ chế thị trường. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất sản xuất, giảm giá thành, mà mẫu mã làm ra còn đẹp hơn, đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Đây là hướng đi cần thiết cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu Mộc Thái Yên.

Một điểm hết sức quan trọng của dự án đó là "phát triển làng nghề gắn với du lịch". Du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển làng nghề, đặc biệt là trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đồ gỗ. Ngược lại, làng mộc truyền thống Thái Yên là một tài nguyên có khả năng thu hút du khách, trong tương lai Thái yên được định hướng trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Việc gắn kết chặt chẽ các nhân tố này sẽ giúp Thái Yên khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của mình, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Như vậy, có thể nói “Đầu tư khai thác hạ tầng CCN Thái Yên (phần mở rộng) gắn với phát triển làng nghề truyền thống và du lịch” một hướng đi mới cho sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống Thái Yên. Tuy nhiên, để thực sự đạt hiệu quả, cần sự chung tay góp sức của chính quyền, các cấp các ngành, doanh nghiệp, hộ dân. Về phía doanh nghiệp đầu tư cần chủ động hơn nữa phát huy vai trò của mình, trở thành một đầu mối liên kết cho sự phát triển. Trước hết việc xây dựng hạ tầng – kỹ thuật phải đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy hoạch và có các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích hộ dân, doanh nghiệp đầu tư vào CCN, cũng như trong quá trình hoạt động về sau. Hy vọng rằng, trong một tương lai không xa, với hướng đi đúng đắn làng nghề Thái Yên sẽ phát triển đúng với tiềm năng vốn có của mình, trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, thương hiệu mộc Thái Yên khẳng định được vị thế trong thị trường đồ gỗ cả nước và vươn tầm quốc tế.

Tin tức khác:
Làng nghề mộc đồ gỗ Thái Yên – Đức Thọ, Hà Tĩnh (14/3/2024)
Nhận làm phào trang trí giá rẻ, đẹp theo yêu cầu (12/2/2022)
Bàn Thờ Gỗ Hương – Vẻ đẹp sang trọng, linh thiêng và tôn kính (20/11/2021)
Ý nghĩa đồ thờ làm bằng gỗ mít (22/7/2021)
Phân biệt các loại bàn thờ, sập thờ, tủ thờ, ô xa, án gian thờ (19/7/2021)
Bàn thờ mẫu Dơi Thọ mẫu ngũ phúc (13/7/2021)
CCN Thái Yên Hướng đi mới cho sự phát triển làng nghề bền vững (13/12/2020)
Lựa chọn mẫu bàn ghế phòng khách phù hợp (13/12/2020)
Kết nối, quảng bá sản phẩm – Khâu quan trọng trong Chương trình OCOP (13/12/2020)
Mộc Thái Yên đắt khách dịp tết (13/12/2020)
Tìm hiểu về nghề mộc hiện đại và truyền thống (13/12/2020)
Thợ mộc Thái Yên thổi hồn quê vào những món đồ lưu niệm bằng gỗ (13/12/2020)
Ý nghĩa khi sử dụng đồ gỗ xưa làm nội thất đối với gia chủ (3/12/2014)
Nội thất gỗ tăng thêm giá trị cho không gian sống (3/12/2014)
 
Công ty TNHH Lĩnh Đạt
Cs1: KCN Thái Yên - Xã Thanh Bình Thịnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh
Cs2: Thôn Quang Chiêm - xã Thanh Bình Thịnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh
Sđt: 091 301 9625 - 083 976 9322
Email: [email protected]
Website: http://noithatthaiyen.com